Công tác Dân số kế hoạch hóa gia đình tỉnh Hòa Bình - Những kết quả tích cực

|

Công tác Dân số kế hoạch hóa gia đình tỉnh Hòa Bình - Những kết quả tích cực

Với sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, các ngành, công tác Dâ;n số-KHHGĐ của tỉnh Hòa Bình đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Chất lượng dâ;n số được cải thiện, từng bước khống chế tỷ lệ mất câ;n bằng giới tính khi sinh. Thời gian qua, dù ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhưng các hoạt động về truyền thông, cung cấp dịch vụ Dâ;n số - KHHGĐ đến người dâ;n luôn được đảm bảo.

Ngày 27/5/2008, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1180 về việc thành lập Chi cục DS-KHHGĐ trực thuộc Sở Y tế, tiền thâ;n là Ủy ban Dâ;n số, gia đình và trẻ em tỉnh. Từ đâ;y chức năng quản lý Nhà nước về dâ;n số được chuyển sang cho ngành Y tế, công tác DS-KHHGĐ chuyển sang một chặng đường mới, đó là vừa tiếp tục thực hiện mục tiêu giảm sinh, vừa từng bước chuyển hướng sang mục tiêu nâ;ng cao chất lượng dâ;n số, gắn liền với công tác y tế, chăm sóc sức khỏe Nhâ;n dâ;n.

 

Các lực lượng diễu hành tuyên truyền về công tác dâ;n số và giảm thiểu
tình trạng mất câ;n bằng giới tính khi sinh ở TP Hòa Bình
 
Ngay sau khi thành lập, Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Hòa Bình đã nhanh chóng củng cố tổ chức bộ máy từ tỉnh đến cơ sở, tích cực chủ động tham mưu cho Tỉnh ủy,HĐND, UBND tỉnh ban hành nhiều văn bản quan trọng nhằm tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện của cấp ủy Đảng, chính quyền với công tác DS-KHHGĐ.

Hàng năm, Ban Chỉ đạo công tác Dâ;n số - KHHGĐ các huyện, thành phố đã chủ động ban hành các quyết định giao chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác Dâ;n số - KHHGĐ tới Ban Dâ;n số các xã/phường/thị trấn; nhiều BCĐ Dâ;n số huyện, thành phố đã quan tâ;m, ban hành các văn bản, kế hoạch để triển khai thực hiện công tác Dâ;n số - KHHGĐ trên địa bàn, điển hình như: Kế hoạch thực hiện chiến dịch cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình và xã hội hóa phương tiện tránh thai, hàng hóa sức khỏe sinh sản đến vùng đông dâ;n, vùng có mức sinh cao và vùng khó khăn; kế hoạch tổ chức hội nghị truyền thông nâ;ng cao chất lượng dâ;n số trong tình hình mới về bệnh tan máu bẩm sinh và mất câ;n bằng giới tính khi sinh; kế hoạch triển khai thực hiện các hoạt động chăm sóc sức khỏe người cao tuổi và nhâ;n rộng mô hình Câ;u lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau ngành Y tế; kế hoạch hành động thực hiện chiến lược dâ;n số Việt Nam giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn 2030.

Cùng với việc tích cực làm tốt công tác tham mưu, ra các văn bản chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp về công tác dâ;n số, các phong trào thi đua thực hiện chính sách dâ;n số tiếp tục được phát động sâ;u rộng như phong trào thôn, tổ dâ;n phố, khu dâ;n cư không có người sinh con thứ 3 trở lên; làng văn hóa, khu dâ;n cư tiên tiến thực hiện tốt chính sách DS-KHHGĐ... Từ đó, nhận thức của người dâ;n có sự chuyển biến rõ rệt trong việc chấp nhận quy mô gia đình nhỏ, ít con; các chỉ tiêu về DS-KHHGĐ cơ bản đạt được theo mục tiêu, chỉ tiêu được giao. Kết quả hoạt động của công tác dâ;n số của tình Hòa Bình được thể hiện rõ qua nhiều mặt hoạt động, quy mô gia đình 2 con được đa số các gia đình chấp nhận; tỷ lệ phát triển dâ;n số tự nhiên giảm khoảng 1%; tỷ số giới tính khi sinh giảm. Các hoạt động khám sức khoẻ trước khi kết hôn, phòng bệnh tan máu bẩm sinh, sàng lọc trước sinh, sàng lọc sơ sinh, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, góp phần đưa chất lượng dâ;n số của tỉnh từng bước được nâ;ng lên, tuổi thọ trung bình của người dâ;n đạt 72,7 tuổi. Hệ thống cung cấp dịch vụ KHHGĐ được củng cố và phát triển. Tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai của các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ đạt 75,4%; công tác truyền thông vận động được thực hiện thường xuyên với nhiều hình thức phong phú, đa dạng góp phần thay đổi nhận thức và chuyển đổi hành vi dâ;n số bền vững cho đại bộ phận cán bộ, đảng viên và quần chúng nhâ;n dâ;n.

 

Ban Chỉ đạo công tác dâ;n số tỉnh Hòa Bình kiểm tra, đánh giá việc thực hiện Chỉ thị số 12
của Chủ tịch UBND tỉnh về công tác DSKHHGĐ trên địa bàn huyện Tâ;n Lạc

 
Những kết quả ngành Dâ;n số-KHHGĐ  tỉnh Hòa Bình đạt được trong thời gian qua là nhờ sự quan tâ;m lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự phối hợp chặt chẽ, trách nhiệm của các ban, ngành, đoàn thể. Đặc biệt là sự đóng góp to lớn của đội ngũ cán bộ làm công tác dâ;n số các cấp đã góp phần triển khai đồng bộ, toàn diện các chương trình về tầm soát trước sinh, sơ sinh cho phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh; tư vấn và khám sức khỏe trước hôn nhâ;n cho nam nữ thanh niên; chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi; can thiệp giảm thiểu mất câ;n bằng giới tính khi sinh; tiếp thị xã hội và xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai, hàng hóa và dịch vụ KHHGĐ/sức khỏe sinh sản; nâ;ng cao chất lượng thông tin dữ liệu chuyên ngành theo hướng dẫn của Trung ương.

Đến nay, đa phần người dâ;n trên địa bàn tỉnh đã nhận thức và thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác dâ;n số. Đặc biệt, cuộc vận động mỗi cặp vợ chồng nên sinh đủ 2 con, không lựa chọn giới tính thai nhi để đảm bảo câ;n bằng giới tính khi sinh, thực hiện các hoạt động tầm soát, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh, tư vấn và khám sức khỏe trước hôn nhâ;n, khám sức khỏe định kỳ cho người cao tuổi đã nhận được sự đồng tình, hưởng ứng của các tầng lớp nhâ;n dâ;n, tạo được sự lan tỏa ngày càng sâ;u rộng trong cộng đồng dâ;n cư.

Với những kết quả đó, ngành DS-KHHGĐ của tỉnh Hòa Bình đã được Đảng, Nhà nước và các bộ, ngành từ Trung ương đến địa phương ghi nhận, trao t??ng nhiều phần thưởng cao quý. Riêng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh năm 2011 đã được Bộ Y tế tặng cờ đơn vị xuất sắc trong phong trào thi đua năm 2011; Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen năm 2020; Và năm 2021, được Bộ Y tế tặng bằng khen cho tập thể đã có nhiều thành tích trong phong trào thi đua triển khai thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu về DS-KHHGĐ thuộc Chương trình mục tiêu Y tế - Dâ;n số giai đoạn 2016 - 2020./.
Minh Hùng

Dragons and Treasures Link Tải Xuống