Những thành quả đáng khích lệ trong xây dựng nông thôn mới ở Hòa Bình

|

Những thành quả đáng khích lệ trong xây dựng nông thôn mới ở Hòa Bình

Bắt tay xây dựng nông thôn mới từ năm 2011, Hòa Bình khi đó chỉ có 2 xã đạt 10 tiê;u chí, 124 xã dưới 5 tiê;u chí; số tiê;u chí bình quân tại thời điểm đánh giá đạt 4,4 tiê;u chí/xã. Với quyết tâm vượt lê;n chính mình, Hòa Bình đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách và quyết định triển khai các giải pháp theo hướng đi vào chiều sâu, nâng cao chất lượng, đảm bảo tính bền vững; đồng thời huy động tối đa các nguồn lực xây dựng nông thôn mới.
 
Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng cùng các đồng chí lãnh đạo tỉnh, huyện Lương Sơn tại Lễ công bố huyện Lương Sơn đạt chuẩn NTM năm 2019 và đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba. Ảnh: Tư liệu
 

Cụ thể, giai đoạn 2011 - 2019, tổng vốn huy động xây dựng NTM toàn tỉnh ước đạt trê;n 21 nghìn tỷ đồng, trong đó, nhân dân đóng góp được trê;n 2.468 tỷ đồng (bao gồm tiền mặt, ngày công, vật tư, vật liệu, máy móc... được quy đổi bằng tiền, nguồn khác..). Ngoài ra, nhân dân đã hiến trê;n 979.302,9 m2 đất để mở đường GTNT và các công trình khác. Nhờ nguồn lực này, kết cấu hạ tầng khu vực nông thôn được đầu tư ngày càng hoàn thiện và đồng bộ. Nổi bật, sau 10năm triển khai, toàn tỉnh xây mới, nâng cấp, sửa chữa 717 công trình GTGT, nhựa hóa, bê; tông hóa được 4.017 km đường GTNT, nâng cấp cải tạo, bảo trì 243 cây cầu trê;n các tuyến GTNT, xây dựng hoàn thành 267 công trình thủy lợi, xây mới 788 km kê;nh mương nội đồng, nâng tổng số km kê;nh mương đư??c kiên cố hóa lê;n 1.731 km, 100% số xã có điện lưới, 99,72% số hộ được sử dụng điện thường xuyê;n và an toàn. Các hạ tầng khác như hệ thống trường học các cấp, trạm y tế, các nhà văn hóa và thiết chế văn hóa cơ sở, chợ nông thôn cũng được quan tâm đầu xây dựng theo hướng chuẩn hóa.
 
Mô hình trồng hoa lan đem lại hiệu quả kinh tế cao tại huyện Lương Sơn, góp phần hoàn thành các tiê;u chí để đưa huyện Lương Sơn trở thành huyện Nông thôn mới

Đặc biệt, trong giai đoạn 2016 - 2019, Đề án Tái cơ cấu ngành được triển khai gắn với xây dựng NTM đã được cấp ủy, chính quyền tỉnh quan tâm lãnh đạo, điều hành đã tạo ra sự chuyển biến mãnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp, góp phần nâng cao giá trị và hiệu quả sản xuất trê;n 1 đơn vị diện tích. Giá trị thu nhập trung bình trê;n 1 ha canh tác trồng trọt đạt 126 triệu đồng/năm; nuôi trồng thủy sản đạt hơn 150 triệu đồng/ha. Thu nhập bình quân khu vực nông thôn đạt 32 triệu/người/năm.
 
Mô hình phát triển kinh tế hộ gia đình đem lại thu nhập ổn định góp phần giảm nghèo bền vững tại huyện Kim Bôi

Tính hết ngày 31/12/2019, toàn tỉnh có 88 xã đạt 19 tiê;u chí NTM, chiếm 46% (hoàn thành vượt chỉ tiê;u Nghị quyết của tỉnh 6% trước 01 năm); 6 xã đạt 15-18 tiê;u chí; 97 xã đạt từ 10-14 tiê;u chí; bình quân tiê;u chí NTM của các xã năm 2019 đạt 15,1 tiê;u chí/xã (tăng bình quân 1,76 tiê;u chí so với năm 2018). Bước sang năm 2020, thực hiện chủ trương sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, xã trê;n địa bàn tỉnh Hòa Bình, sau sáp nhập, Hòa Bình có 53/131 xã đạt chuẩn NTM, chiếm 40,5% tổng số xã. Các xã có điều kiện thuận lợi để phấn đấu đạt chuẩn năm 2020 là 15 xã, nâng tổng số xã toàn tỉnh đạt chuẩn lê;n 68 xã (chiếm 52%).
Trung Long
Trang web giải trí Fuguihu