Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động đổi mới của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

|

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động đổi mới của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Tóm tắt

Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động đổi mới thông qua kết quả điều tra 300 doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và mô hình Logistics nhị phân. Kết quả phân tích cho thấy, có 06 yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới hoạt động đổi mới, bao gồm chính sách, thị trường, cơ sở hạ tầng, t?? ch??c doanh nghiệp, nhà quản trị và nguồn lực. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đã đề xuất các giải pháp quan trọng nhằm thúc đẩy hoạt động đổi mới tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
 
Từ khóa: Đổi mới, Chính sách, Logistics, Thái Nguyên, Chính sách kinh tế, Phát triển bền vững
 
1. Đặt vấn đề

Đổi mới là một khái niệm phổ biến trong lĩnh vực kinh tế và xã hội, thường được sử dụng để mô tả quá trình cải tiến và đổi mới trong các lĩnh vực sản xuất, công nghệ, quản lý, và xã hội. Đổi mới có thể bao gồm việc phát triển và áp dụng những ý tưởng mới, công nghệ mới, quy trình mới, hoặc cách thức mới để tạo ra giá trị mới hoặc cải thiện giá trị hiện có. Đối với một quốc gia, đổi mới có thể là một yếu tố quan trọng để thúc đẩy sự phát triển kinh tế và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Đối với doanh nghiệp, đổi mới là một yếu tố quan trọng để duy trì, phát triển và tăng cường sức cạnh tranh trong môi trường kinh doanh ngày nay. Doanh nghiệp nào có khả năng đổi mới sẽ có lợi thế cạnh tranh hơn trong việc thu hút, giữ chân khách hàng mới tiến xa hơn trong thị trường. Đổi mới là cơ sở quan trọng để tạo ra các giá trị mới. Nó giúp doanh nghiệp tạo ra sản phẩm và dịch vụ mới, mở ra cơ hội mới để tăng doanh số bán hàng và tăng thu nhập. Bên cạnh đó, bằng cách áp dụng công nghệ mới và cải thiện quy trình làm việc, đổi mới có thể giúp tăng cường hiệu suất và giảm chi phí sản xuất. Mặt khác, đổi mới giúp doanh nghiệp phản ứng tốt hơn với sự thay đổi của thị trường. Sự thay đổi nhanh chóng trong nhu cầu của khách hàng và môi trường kinh doanh yêu cầu các doanh nghiệp phải đổi mới để đáp ứng và vượt qua các thách thức. Đổi mới cũng tạo ra các lợi thế dài hạn. Các doanh nghiệp đổi mới có thể xây dựng lợi thế cạnh tranh dài hạn bằng cách phát triển sản phẩm và dịch vụ duy nhất, khó sao chép. Thêm vào đó, đổi mới cũng là một cách để doanh nghiệp thu hút và giữ nhân tài bằng cách tạo ra môi trường làm việc sáng tạo và cơ hội thú vị để phát triển nghề nghiệp.

Tuy nhiên, hoạt động đổi mới của các doanh nghiệp Việt gặp rất nhiều thách thức. Thứ nhất, hạ tầng kinh tế và xã hội của Việt Nam vẫn còn đang phát triển và chưa đạt được tiêu chuẩn quốc tế, gây trở ngại cho quá trình đổi mới và phát triển. Thứ hai, cơ sở giáo dục và đào tạo ở Việt Nam còn nhiều hạn chế, đặc biệt là trong việc đào tạo lao động có kỹ năng cao và sáng tạo, yếu tố cần thiết cho việc đổi mới. Thứ ba, sự chênh lệch giữa nhu cầu và nguồn cung của thị trường lao động cũng là một thách thức. Nguồn cung lao động có sẵn, không phải lúc nào cũng đáp ứng được nhu cầu của các lĩnh vực đang phát triển. Thứ tư, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước cũng đặt ra áp lực lớn trong quá trình đổi mới. Đối mặt với các doanh nghiệp có kinh nghiệm và vốn lớn, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần phải có chiến lược cạnh tranh linh hoạt và hiệu quả. Thứ năm, sự thiếu rõ ràng và ổn định trong các chính sách và pháp luật có thể gây ra sự không chắc chắn cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp, làm giảm sự hấp dẫn của môi trường kinh doanh. Thứ sáu, thay đổi văn hóa và tâm lý trong cộng đồng doanh nghiệp cũng là một quá trình đòi hỏi thời gian và sự chấp nhận.

Theo T?? ch??c Sở hữu trí tuệ thế giới (2023), nếu giai đoạn 2013-2018, xếp hạng chỉ số đổi mới sáng tạo (GII) của Việt Nam có sự gia tăng mạnh mẽ, từ thứ tự 76 lên thứ tự 45, thì giai đoạn 2019-2023, Việt Nam hụt 4 bậc trên bảng xếp hạng (từ thứ tự số 42 xuống 46). Đi sâu phân tích, có thể thấy, Việt Nam có sự gia tăng mạnh mẽ về các chỉ số thể chế, cơ sở hạ tầng, trình độ phát triển của doanh nghiệp và sản phẩm sáng tạo; nhưng các chỉ số còn lại gồm: Vốn con người, nghiên cứu và phát triển, trình độ phát triển của thị trường, sản phẩm tri thức và công nghệ lại có sự tụt lùi về mặt xếp hạng. Trong khu vực ASEAN, Việt Nam xếp sau Singapore (hạng 5), Malaysia (hạng 36) và Thái Lan (hạng 43). Chi tiêu nghiên cứu và phát triển (R&D) của Việt Nam chỉ xếp hạng 66 và không có sự cải thiện so với các năm trước. Như vậy, có thể thấy rằng, hoạt động đổi mới của Việt Nam hiện còn rất yếu kém. Nghiên cứu này sẽ tập trung phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động đổi mới của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, từ đó đề xuất các giải pháp để thúc đẩy hoạt động đổi mới của tỉnh Thái Nguyên nói riêng và Việt Nam nói chung.

2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Vieites và Calvo (2011) nghiên cứu vai trò của yếu tố nguồn lực tác động đến hoạt động đổi mới của các công ty lớn Tây Ban Nha. Các tác giả đã đề xuất một số yếu tố như nguồn lực t?? ch??c, công nghệ, tài chính, thông tin, hợp tác liên kết và sử dụng mô hình phương trình cấu trúc và kỹ thuật PLS. Nghiên cứu được thực hiện bởi dữ liệu đến từ khảo sát của Viện Thống kê Quốc gia Tây Ban Nha với 2224 công ty có 200 công nhân trở lên. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nguồn nhân lực, tài chính và liên kết hợp tác, quản lý thông tin và tài nguyên là những yếu tố quan trọng, ảnh hưởng tích cực tới hoạt động R&D của doanh nghiệp.

Tại Việt Nam, Doan (2023) đã nghiên cứu các yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng tới hoạt động đổi mới của doanh nghiệp thông qua dữ liệu 916 doanh nghiệp của Ngân hàng Thế giới năm 2015 và phương pháp hồi quy logistic. Kết quả cho thấy các yếu tố như kinh nghiệm của người đứng đầu, sự cạnh tranh, tiếp cận tài chính, tham nhũng, quy mô nhân lực, quy mô lao động được đào tạo là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động đổi mới của các doanh nghiệp.

Khác với các nghiên cứu khác, Azarmi (2016) đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động đổi mới dựa trên 46 yếu tố được t?? ch??c thành 09 nhóm chính. Azarmi (2016) thực hiện nghiên cứu dựa trên ý kiến 108 giáo sư đại học khoa học máy tính và sử dụng bài kiểm tra Friedman. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, ba yếu tố hàng đầu tác động tới hoạt động đổi mới là sự hỗ trợ, kiến ​​thức, công nghệ. 

Hamid và các cộng sự (2022) đã xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự đổi mới trong ngành dịch vụ. Các tác giả đã phân cấp 25 yếu tố liên quan, xác định dựa trên kết quả được báo cáo trong 35 nghiên cứu thực nghiệm. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 04 yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới hoạt động đổi mới là văn hóa t?? ch??c, tính linh hoạt, cấu trúc t?? ch??c và quy mô của t?? ch??c. Các tác giả cũng gợi ý rằng, muốn tăng cường hoạt động đổi mới, doanh nghiệp cần xem xét các yếu tố này trước.

Nguyen, Pham và Nguyen (2022) đã xem xét các yếu tố thúc đẩy đổi mới công nghệ trong quá trình sản xuất dựa trên kết quả điều tra xã hội học 400 công ty sản xuất tại các khu công nghiệp Việt Nam. Nghiên cứu được thực hiện để xác định mối liên quan giữa các yếu tố công nghệ như lợi thế tương đối, khả năng tương thích, tính đơn giản và đổi mới xanh. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, lợi thế tương đối, khả năng tương thích và tính đơn giản có tác động đáng kể đến đổi mới xanh trong ngành sản xuất.

Aghmiuni và các cộng sự (2019) có cách tiếp cận khác với các nghiên cứu khác. Đó là tiếp cận dưới góc độ chính sách dựa trên kết quả điều tra 165 giám đốc và chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ sinh học ở Iran và phần mềm PLS. Kết quả của nghiên cứu cho thấy chính sách phát triển nghiên cứu, chính sách hợp tác của công ty quốc tế và các chính sách hỗ trợ đổi mới của chính phủ có tác động đáng kể đến các hoạt động đổi mới trong lĩnh vực công nghệ sinh học công nghệ sinh học. Các chính sách này là nền tảng quan trọng để các công ty đầu tư nhiều hơn vào các hoạt động đổi mới nhằm giữ được vị thế cạnh tranh trên thị trường.

Hussen và Çokgezen (2019) đã nghiên cứu vấn đề này tại Ethiopia thông qua hệ thống dữ liệu được thu thập bởi Ngân hàng Thế giới năm 2015 và mô hình hồi quy Logistics. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, các yếu tố bên trong doanh nghiệp như quy mô của các công ty, trình độ học vấn của nhân viên, khả năng áp dụng công nghệ của các nhà quản lý, đào tạo tại chỗ và năng lực tài chính là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới hoạt động đổi mới của các doanh nghiệp.

3. Phương pháp nghiên cứu

Kế thừa các nghiên cứu trước đây, tác giả sử dụng mô hình hàm Logistics để phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động đổi mới đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Mô hình có dạng cơ bản như sau:
 
Trong đó, Y = 1 nếu doanh nghiệp có hoạt động đổi mới; Y = 0 nếu doanh nghiệp không có.

Nghiên cứu này sử dụng kết quả điều tra 300 doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Lý do tác giả tập trung vào nhóm doanh nghiệp này vì trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên chiếm 95% là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Việc điều tra được thực hiện dựa trên bảng hỏi soạn sẵn. Tác giả sử dụng phương pháp lựa chọn mẫu thuận tiện (convenience sampling).

Các số liệu sau khi được thu thập và phân loại sẽ được phân tích bằng mô hình Logistics nhị phân. Giống như Doan (2023) và Hussen & Çokgezen (2019), đây là mô hình phù hợp để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu.

Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trước đây và căn cứ trên đặc điểm các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, tác giả đưa ra mô hình nghiên cứu đề xuất như sau:
 
 

Mô hình nghiên cứu bao gồm 06 biến độc lập và 01 biến phụ thuộc, trong đó biến phụ thuộc là biến nhị phân. Tác giả sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) để đề xuất các nhóm biến, sau đó sử dụng kiểm định Cronbach's Alpha để kiểm tra độ tin cậy thang đo. Các biến độc lập được đo lường theo thang đo Likert 5 điểm (từ 1: Hoàn toàn không đồng ý, đến 5: Hoàn toàn đồng ý).

4. Kết quả nghiên cứu

Để nhóm biến, tác giả sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá. Với quy mô mẫu là 300 thì hệ số tải nhân tố 0,3 là đáp ứng yêu cầu. Kết quả kiểm định KMO và Bartlett's được thể hiện qua bảng dưới đây:

 

Kết quả kiểm định KMO và Bartlett's đạt yêu cầu, tác giả phân chia các biến thành 06 nhóm, bao gồm: Chính sách (CS), Thị trường (TT), Cơ sở hạ tầng (HT), T?? ch??c doanh nghiệp (TC), Nhà quản trị (QT) và Nguồn lực (NL). Kết quả kiểm tra độ tin cậy của 06 nhóm được thể hiện qua bảng dưới đây:
 

Kết quả kiểm định cho thấy, thang đo đánh giá các yếu tố đều phù hợp, có độ tin cậy và tính đại diện cao. Kết quả mô hình hồi quy Logistics nhị phân được thể hiện qua bảng dưới đây:
 

Kết quả kiểm định Log Likelihood (Prob>Chi2) < 0,05 chứng tỏ rằng mô hình là phù hợp. Hệ số xác định Pseudo R2 có giá trị 0,555% chứng tỏ 55,5% sự thay đổi hoạt động đổi mới của các doanh nghiệp vừa v&agrave; nhỏ trên địa b&agrave;n tỉnh Thái Nguyên là do các yếu tố có trong mô hình. Cả 06 yếu tố đề xuất, như kỳ vọng, đều có tác động tích cực tới hoạt động đổi mới của doanh nghiệp mới các mức ý nghĩa khác nhau. Phân tích chi tiết từng yếu tố cho thấy như sau:

Thứ nhất, chính sách của chính phủ thúc đẩy hoạt động đổi mới. Chính phủ có thể cung cấp các gói hỗ trợ tài chính cho các t?? ch??c nghi&ecirc;n cứu v&agrave; doanh nghiệp đang tiến hành nghi&ecirc;n cứu v&agrave; phát triển công nghệ mới v&agrave; các sản phẩm sáng tạo. Các chính sách thuế, hỗ trợ tài chính, v&agrave; quy định liên quan đến việc khởi nghiệp v&agrave; phát triển doanh nghiệp mới sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà khởi nghiệp. Chính phủ có thể đầu tư v&agrave;o giáo dục v&agrave; đào tạo để phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng v&agrave; sáng tạo, phục vụ cho nhu cầu phát triển v&agrave; đổi mới. Các chính sách về đơn giản hóa các quy trình hành chính, tăng tính minh bạch v&agrave; tính dễ tiếp cận của thông tin, giảm bớt các rủi ro liên quan đến việc đầu tư v&agrave; kinh doanh. Chính phủ có thể xây dựng các cơ chế v&agrave; chính sách để thúc đẩy hợp tác giữa các doanh nghiệp v&agrave; t?? ch??c công v&agrave; các viện nghi&ecirc;n cứu, giúp tăng cường khả năng đổi mới v&agrave; phát triển công nghệ. Đặc biệt, các chính sách về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là cực kỳ quan trọng để tạo động lực cho việc đầu tư v&agrave;o nghi&ecirc;n cứu v&agrave; phát triển công nghệ mới.

Thứ hai, thị trường sẽ tác động mạnh mẽ tới hoạt động đổi mới. Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành v&agrave; giữa các ngành công nghiệp khác nhau thúc đẩy việc đổi mới. Để giành được lợi thế cạnh tranh, các doanh nghiệp phải liên tục cải tiến v&agrave; phát triển sản phẩm, dịch vụ v&agrave; quy trình kinh doanh. Bên cạnh đó, nhu cầu v&agrave; mong muốn của khách hàng có sự thay đổi qua thời gian. Để đáp ứng được nhu cầu, các doanh nghiệp phải đổi mới sản phẩm v&agrave; dịch vụ, thậm chí phát triển những sản phẩm ho&agrave;n to&agrave;n mới để đáp ứng các nhu cầu mới của thị trường. Thêm v&agrave;o đó, sự tiến bộ trong công nghệ thường tạo ra những tiêu chuẩn mới v&agrave; làm thay đổi cách thức hoạt động của các ngành công nghiệp. Để đảm bảo cạnh tranh, các doanh nghiệp phải đầu tư v&agrave;o nghi&ecirc;n cứu v&agrave; phát triển công nghệ mới v&agrave; áp dụng v&agrave;o sản phẩm v&agrave; quy trình của mình. Sự xuất hiện của các đối thủ cạnh tranh có thể tạo ra áp lực đối với các doanh nghiệp. Để tồn tại v&agrave; phát triển, các doanh nghiệp có thể phải đổi mới sản phẩm, dịch vụ v&agrave; chiến lược kinh doanh. Một vấn đề khác hiện cũng đang rất được quan tâm, chính là trách nhiệm xã hội. Thị trường đặt ra yêu cầu về tính bền vững v&agrave; trách nhiệm xã hội đối với các doanh nghiệp. Để đáp ứng những yêu cầu này v&agrave; duy trì uy tín trên thị trường, các doanh nghiệp có thể phải đổi mới quy trình sản xuất v&agrave; kinh doanh để tạo ra sản phẩm v&agrave; dịch vụ mang lại nhiều lợi ích v&agrave; bền vững hơn.

Thứ ba, cơ sở hạ tầng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện cho hoạt động đổi mới của các doanh nghiệp. Hệ thống giao thông v&agrave; vận tải hiệu quả giúp cho việc di chuyển hàng hóa dễ dàng hơn, giảm chi phí vận chuyển, thời gian giao hàng, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động sản xuất v&agrave; phân phối. Đặc biệt, các doanh nghiệp luôn cần cơ sở hạ t??ng c&ocirc;ng nghệ thông tin mạnh mẽ để phát triển v&agrave; triển khai các giải pháp công nghệ mới, bao gồm mạng lưới internet nhanh chóng, hệ thống lưu trữ dữ liệu an to&agrave;n v&agrave; các dịch vụ điện toán đám mây linh hoạt.

Thứ tư, cách t?? ch??c của một doanh nghiệp có thể ảnh hưởng sâu rộng đến hoạt động đổi mới. Một t?? ch??c linh hoạt, quy trình quản lý tối ưu, đơn giản thường sẽ thúc đẩy sự sáng tạo v&agrave; đổi mới. Khi đó, các nhân viên được khuyến khích tham gia v&agrave;o quá trình ra quyết định v&agrave; có sự tự do trong việc thử nghiệm ý tưởng mới. Môi trường làm việc tích cực, thúc đẩy sự sáng tạo v&agrave; đổi mới, sẽ khuyến khích các nhân viên nảy sinh ý tưởng mới v&agrave; thử nghiệm các phương pháp làm việc mới. Bên cạnh đó, sự hợp tác v&agrave; giao tiếp hiệu quả giữa các bộ phận v&agrave; nhóm làm việc khác nhau trong t?? ch??c có thể thúc đẩy việc chia sẻ ý tưởng v&agrave; thông tin, tạo cơ hội cho sự đổi mới v&agrave; sáng tạo. Quy mô doanh nghiệp phù hợp cũng là một trong những vấn đề quan trọng tác động tới hoạt động đổi mới.

Thứ năm, những quyết định v&agrave; hành động của nhà quản trị đóng vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện v&agrave; thúc đẩy hoạt động đổi mới trong doanh ngiệp. Nhà quản trị cần phải có quyết tâm đổi mới, xác định rõ ràng mục tiêu v&agrave; ưu tiên đổi mới, sau đó tạo ra các kế hoạch v&agrave; chiến lược để đạt được mục tiêu này. Họ cần phải thúc đẩy ý thức về đổi mới v&agrave; sáng tạo trong tất cả các cấp bậc trong t?? ch??c. Bên cạnh đó, nhà quản trị cần phải đảm bảo rằng t?? ch??c cung cấp đủ nguồn lực v&agrave; hỗ trợ cho các dự án v&agrave; hoạt động đổi mới. Điều này bao gồm cả tài chính, nhân lực v&agrave; cơ sở hạ tầng cần thiết cho việc phát triển v&agrave; triển khai các ý tưởng mới. Nhà quản trị cần tạo ra một môi trường làm việc tích cực v&agrave; khuyến khích sự sáng tạo, đổi mới. Thêm v&agrave;o đó, cần khuyến khích sự học hỏi liên tục v&agrave; phát triển kỹ năng của nhân viên để họ có thể đổi mới v&agrave; thích nghi với các thay đổi trong môi trường kinh doanh. Điều này có thể bao gồm cả việc cung cấp đào tạo v&agrave; phát triển cá nhân, cũng như tạo ra cơ hội cho việc thử nghiệm v&agrave; học hỏi từ thất bại.

Thứ sáu, nguồn lực của doanh nghiệp tác động mạnh mẽ đến hoạt động đổi mới của doanh nghiệp. Nguồn lực tài chính tác động trực tiếp v&agrave;o sự đầu tư R&D, mua sắm công nghệ mới v&agrave; tạo ra các sản phẩm v&agrave; dịch vụ mới. Các doanh nghiệp có nguồn lực tài chính dồi dào hơn có thể dễ dàng hơn trong việc đầu tư v&agrave;o các hoạt động đổi mới. Nguồn nhân lực cũng là một vấn đề quan trọng. Việc có được một đội ngũ nhân lực có kỹ năng v&agrave; sự sáng tạo là yếu tố cực kỳ quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt động đổi mới. Các doanh nghiệp có thể tận dụng nguồn nhân lực của mình bằng cách cung cấp đào tạo v&agrave; phát triển kỹ năng, tạo môi trường làm việc tích cực v&agrave; khuyến khích sự sáng tạo. Bên cạnh đó, các nguồn lực vật chất, như máy móc, thiết bị v&agrave; cơ sở hạ t??ng c&ocirc;ng nghệ thông tin, cũng rất quan trọng trong việc hỗ trợ hoạt động đổi mới.

5. Kết luận

Để có thể thúc đẩy hoạt động đổi mới của các doanh nghiệp, Chính phủ cần phải kết hợp với các t?? ch??c v&agrave; doanh nghiệp thực hiện các giải pháp sau:

Thứ nhất, Chính phủ v&agrave; lãnh đạo, cơ quan quản lý tỉnh Thái Nguyên cần xây dựng các cơ chế, chương trình, chính sách để hỗ trợ hoạt động đổi mới cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa v&agrave; nhỏ. Các chính sách này có thể là các ưu đãi về vốn vay, hỗ trợ vốn ban đầu, đào tạo nguồn nhân lực, thúc đẩy chuyển giao khoa học, kỹ thuật, công nghệ, thúc đẩy liên kết, hợp tác. Hoạt động đổi mới cần nhiều nguồn lực v&agrave; thời gian, do vậy, những sự hỗ trợ này là vô cùng cần thiết.

Thứ hai, doanh nghiệp cần xây dựng một môi trường làm việc tích cực, nơi mà sự sáng tạo v&agrave; đổi mới được đánh giá cao v&agrave; khuyến khích. Điều này có thể bao gồm việc tạo ra một không gian làm việc mở, khuyến khích sự thảo luận v&agrave; phản hồi, tạo cơ hội cho việc thử nghiệm ý tưởng mới. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần khuyến khích sự đóng góp không chỉ những người ở cấp quản lý cao mà c&ograve;n từ tất cả các cấp bậc trong t?? ch??c. Mọi người có thể có góc nh&igrave;n v&agrave; ý tưởng độc đáo v&agrave; việc khuyến khích họ tham gia v&agrave;o quá trình đổi mới có thể tạo ra những ý tưởng mới v&agrave; sáng tạo.

Thứ ba, doanh nghiệp cần liên kết với các trường đại học, các cơ sở đào tạo, chính quyền địa phương để tăng cường hoạt động đào tạo nhân viên. Cần đảm bảo rằng mọi nhân viên đều có những kỹ năng cần thiết để tham gia v&agrave;o hoạt động đổi mới. Việc cung cấp chương trình đào tạo v&agrave; cơ hội phát triển kỹ năng không chỉ giúp tăng cường khả năng đổi mới của nhân viên mà c&ograve;n tạo điều kiện cho sự phát triển cá nhân v&agrave; sự thăng tiến trong t?? ch??c. Doanh nghiệp cũng cần tạo các cơ chế khích lệ v&agrave; thưởng cho nhân viên v&agrave; nhóm làm việc có ý tưởng mới v&agrave; thực hiện các dự án đổi mới thành công.

Thứ tư, thúc đẩy sự hợp tác, liên kết v&agrave; giao tiếp trong v&agrave; ngoài doanh nghiệp. Điều này sẽ thúc đẩy việc chia sẻ thông tin v&agrave; ý tưởng giữa các nhóm v&agrave; có thể tạo ra những ý tưởng mới, cơ hội cho sự đổi mới. Doanh nghiệp cần kết hợp với chính quyền địa phương tìm kiếm sự liên kết v&agrave; hợp tác với các đối tác quốc tế, các doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực. Sự hợp tác sẽ giúp doanh nghiệp có thêm động lực cũng như cơ hội để thực hiện các hoạt động đổi mới, tăng cường hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đặc biệt, đối với các công nghệ mới, công nghệ xanh, vốn tốn rất nhiều nguồn lực, tiền bạc v&agrave; thời gian để phát triển, việc hợp tác liên kết là chìa khoá quan trọng để đạt được thành công v&agrave; thúc đẩy sự phát triển bền vững./.

 
Đo&agrave;n Quang Huy
Trường Đại học Kinh tế v&agrave; Quản trị Kinh doanh – Đại học Thái Nguyên

 
Tài liệu tham khảo
Aghmiuni, S.K., Siyal, S., Wang, Q. and Duan, Y. (2019). Assessment of factors affecting innovation policy in biotechnology. Journal of Innovation & Knowledge, 5(3), 180-190.
Azarmi, Davar (2016). Factors Affecting Technology Innovation and Its Commercialisation in Firms. Modern Applied Science, 10(7), 36-48.
Doan, K.H. (2023). Factors Affecting Firm Innovation: An Evidence from Vietnam. In: Dima, A.M., Danescu, E.R. (eds) Fostering Recovery Through Metaverse Business Modelling. ICESS 2022. Springer Proceedings in Business and Economics. Springer, Cham.
Hair J.F, Anderson, R.E., Tatham, R.L., and Black, W.C. (2006). Multivariate data analysis. Prentice-Hall, International, Inc.
Hamid, S. A. -k., Bashir, H., Haridy, S. and Shamsuzzaman, M. (2022). Factors Affecting Innovation in the Service Industry: A Literature-Based Model. 2022 Advances in Science and Engineering Technology International Conferences (ASET), Dubai, United Arab Emirates, pp. 1-5.
Hussen, M.S., and Çokgezen, M. (2019). Analysis of Factors Affecting Firm Innovation: An Empirical Investigation for Ethiopian Firms. Journal of African Business, 21(2), 169-192.
Nguyen, H. M., Pham, N. A., and Nguyen, P. B. H. (2022). Technological factors affecting green innovation: Evidence from the manufacturing sector in Vietnam. Ho Chi Minh City Open University Journal of Science – Economics and Business Administration, 12(1), 3-19.
T?? ch??c Sở hữu trí tuệ thế giới (2023). Global Innovation Index 2013-2023.
Vieites, A.G. and Calvo, J.L. (2011). A Study on the Factors That Influence Innovation Activities of Spanish Big Firms. Technology and Investment, 2(1), 3982.


 
Ngày nhận bài: 20/5/2024; Ngày phản biện:30/5/2024; Ngày duyệt đăng:18/6/2024

Trang web giải trí Northeast Electronics